Học C#.Net cơ bản bắt đầu từ đâu ?

Nhiều bạn muốn học cho mình một ngôn ngữ mới và hiện đại như C#, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhiều bạn search tài liệu trên mạng, search video tutorial về lưu lại rồi lại lẩn quẩn không biết học cách nào?

Bài viết dưới đây của Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình chia sẻ một số kiến thức cơ bản về C# cho người mới bắt đầu. Các bạn cùng tham khảo nhé.

C# được thiết kế cho một nền tảng mạnh – một công nghệ hàng đầu là .NET, nó có được sự mạnh mẽ và thống nhất trong đặc tính hướng đối tượng của mình, sự mềm dẻo và thân thiện với những từ khóa dành riêng rất thân thuộc với ngôn ngữ tự nhiên, có những kiểu dữ liệu và những cấu trúc lệnh căn bản nhất để bạn áp dụng những thuật toán cần thiết cho công việc. Quan trọng nhất, rất nhiều ứng dụng đã được phát triển từ C# như ứng dụng windows, ứng dụng web, dịch vụ web…

Hiện tại có 3 mô hình lớn đang phát triển là:

  • Webform: được phát triển đầu tiên, nền tảng nhất của dotNet framework.
  • MVC: phát triển sau webform, tận dụng được điểm mạnh và là bước tiến cao hơn.
  • Webmatrix: mô hình mới nhất của dotNet.

Bạn hãy chọn 1 trong 3 hệ thống này và học từ căn bản lên, mỗi cái điều có ưu thế riêng.

Đối với các bạn mới bắt đầu học lập trình C# thì đầu tiên bạn nên học những thứ căn bản trước, là các kiểu dữ liệu, biến hằng mảng trên Console…. Sau khi nắm vững những thứ căn bản rồi thì bạn mới đi sâu vào một vài ứng dụng mà bạn yêu thích như Web, Windows form application.

Vì C# là ngôn ngữ hướng đối tượng nên các bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong giai đoạn mới bắt đầu, vì vậy bạn nên tạo cho mình một file LưuÝC#.txt để lưu trữ lại những lỗi/trường hợp mắc phải và kèm theo solution cho nó. Và hãy đọc lại file LưuÝC#.txt một lần sau mỗi project, thì sau này bạn sẽ có thể nhớ rõ lỗi và bản chất nó hơn.

hoc-lap-trinh-c-shap

Một vài nguyên tắc cần chú ý khi bắt đầu học C#:

  • C# là ngôn ngữ phân biệt hoa thường
  • Quy tắc đặt tên trong C#
  • Quy tắc viết chú thích
  • Cách khai báo các thư viện dùng trong chương trình

Chương trình đầu tiên là gì?

Chúng ta sẽ bắt đầu với việc in ra dòng chữ “Hello World”, nó sẽ tạo ra sự thân thiện trong việc tiếp xúc ngôn ngữ.

Ví dụ:

Visual C# Code:

 using System;

using System.Collections.Generic;

using System.Text;

namespace khoaimon

{

    class Program

    {

        static void Main(string[] args)

        {

            //xuat ra man hinh dong chu “Hello World”

            Console.WriteLine(“Hello World “);

            Console.ReadLine();

        }

    }

}

Sau khi viết xong chúng ta lưu nó lại với đuôi .cs (mặc định trong visual đã có) sau đó ấn F6 để biên dịch và ấn F5 để chạy chương trình. Kết quả xuất hiện trên màn hình dòng chữ “Hello World”.

Ví dụ trên đây là sự thể hiện ứng dụng console. Hiểu đơn giản ứng dụng console là giao tiếp với người dùng bằng bàn phím và không có giao diện người dùng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau khai phá ví dụ này nhé.

Namespace: trong ví dụ trên namespace được khai báo như sau

Namespace : khoaimon

{

//nơi chứa đựng các class ()

}

Trong đó: namespace là từ khóa khai báo.

khoaimon là tên của namespace.

Các bạn để ý thì class program được chứa trong namespace và trong namespace có thể chứa được nhiều class. Việc sử dụng namespace nhằm giải quyết xung đột tên class trong cùng một project. Ta có thể hiểu namespace là một gói những thực thể có thuộc tính và hành vi độc lập với bên ngoài và có 2 ưu điểm như sau:

  • Tránh được sự trùng lặp tên giữa các class.
  • Cho phép tổ chức mã nguồn một cách có khoa học và hợp lý.

Từ khóa using: để làm cho chương trình gọn hơn và nhất cần phải viết từng namespace cho từng đối tượng, C# cung cấp từ khóa “using”. Ta có thể sử dụng dòng lệnh “using System” ở ngay đầu chương trình, trước định nghĩa lớp và khi chúng ta dùng tới đối tượng console thay vì phải viết là “System.Console” thì chỉ cần viết Console thôi. Việc này sẽ làm cho code ngắn gọn, rõ ràng hơn.

Toán tử “.”: dùng để truy cập đến dữ liệu hay phương thức trong cùng một lớp, và ngăn cách giữa tên lớp đến một namespace theo chiều từ trên xuống.

Hàm Main(): trong C# hàm Main() được quy định ký tự đầu viết hoa và hàm có thể trả về giá trị void hay int và luôn khai báo là static.

Chú thích (comment): //xuat ra man hinh dong chu “Hello World”

Trong một project việc chú thích là vô cùng quan trọng và không thể thiếu nó làm cho chương trình dễ hiểu, rõ ràng và chúng ta không bị gặp trở ngại khi quay lại xem code. Chúng ta có thể chú thích code bằng những cách như sau:

Cách 1: sử dụng ký tự “//”. Khi gặp ký tự này trình biên dịch sẽ bó qua cả dòng đó vì thế nó thích hợp nhất khi chúng ta muốn chú thích trong 1 dòng.

Cách 2: chúng ta khai báo “/*” ở đầu phần chú thích và “*/” ở cuối phần chú thích vì thế mà thích hợp cho việc chú thích trong nhiều dòng hay một khối.

Cách 3: chú thích XML ghi chép tài liệu cho một lớp hoặc phương thức bằng cách sử dụng 1 phần XML (cái này các bạn sẽ tự nghiên cứu sau khi nào đã hiểu hết được về C# để tránh tẩu hỏa nhập ma).

Trong ví dụ trên để viết ra dòng chữ “Hello World” chúng ta sử dụng phương thức WriteLine() và phương thức ReadLine() giúp chúng ta dừng lại màn hình để cho nó không bị chạy mất tiêu sau 1, 2 giây xuất hiện.

Trên đây là 1 ví dụ để các bạn làm quen nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thứ khi các bạn tìm hiểu về ngôn ngữ C#. Để tìm hiểu chi tiết các bạn có thể tham khảo tại www.stanford.com.vn

Add Comment